HỎI ĐÁP VỀ HÔN NHÂN GIA ĐÌNH_LEGAL KEYS

1. Nếu vợ hoặc chồng không đồng ý có ly hôn được không?

=> Vẫn ly hôn được bằng cách nộp đơn khởi kiện đơn phương ly hôn tại nơi cư trú (nơi thương trú, tạm trú hoặc đang thực tế sinh sống) của bên kia.

2. Nếu vợ/chồng không ký đơn có thực hiện thủ tục ly hôn được không?

=> Thực hiện được được bằng cách làm đơn khởi kiện ly hôn đơn phương. Chỉ bắt buộc phải có chữ ký 2 vợ chồng trong trường hợp thuận tình ly hôn.

3. Ly hôn đơn phương là gì?

=> Đơn phương ly hôn là vợ chồng có tranh chấp 01 trong các vấn đề hôn nhân, nuôi con, tài sản chung, nợ chung, cấp dưỡng…

Ví dụ:

– 1 bên không đồng ý ly hôn, 2 bên đồng ý ly hôn nhưng giành quyền nuôi con.

– 2 bên đồng ý ly hôn, thỏa thuận được về việc nuôi con, cấp dưỡng nhưng có tranh chấp về tài sản…

4. Nếu muốn ly hôn đơn phương nhưng giấy đăng ký kết hôn bị bên kia giữ có ly hôn được không?

=> Ly hôn được. Tuy nhiên phải ra cơ quan đăng ký kết hôn trước đây xin trích lục bản sao Giấy đăng ký kết hôn.

5. Đã nhập hộ khẩu về bên chồng mà chồng không giao hộ khẩu có thực hiện thủ tục ly hôn được không?

=> Thực hiện được. Xin xác nhận địa chỉ thường trú tại cơ quan Công an.

6. Khi nộp hồ sơ ly hôn có được nộp bản sao giấy đăng ký kết hôn không?

=> Tòa yêu cầu phải có Giấy kết hôn bản chính hoặc phải là bản trích lục từ sổ đăng ký gốc. Trong trường hợp, không có bản chính, không trích lục được có thể nộp bản sao y tuy nhiên phải có tường trình về việc không cung cấp được và yêu cầu Tòa thu thập.

7. Không biết địa chỉ của vợ hoặc chồng có ly hôn được không?

=> Vẫn có quyền nộp đơn khởi kiện ly hôn. Tuy nhiên nghĩa vụ cung cấp địa chỉ bị đơn thuộc về nguyên đơn. Nếu cung cấp không đúng, hoặc không đầy đủ Tòa có thể đình chỉ giải quyết.

8. Khi ly hôn đơn phương có được nuôi con không?

=> Các bên đêù có quyền yêu cầu được nuôi con. Tuy nhiên giao con cho ai tòa sẽ xem xét trên nhiều yếu tố như điều kiện hoàn cảnh mỗi bên, tâm sinh lý của trẻ,…để đảm bảo sự phát triển tốt nhất của trẻ. Con dưới 36 tháng tuổi ưu tiên cho mẹ nuôi. Con trên 7 tuổi phải xem xét nguyện vọng của con nên không thể trả lời chắc chắn được ai sẽ có quyền nuôi con.

9. Thời gian ly hôn đơn phương, thuận tình là bao lâu?

=> Còn tùy thuộc vào từng trường hợp. Đối với ly hôn đơn phương thời gian thường từ 4-6 tháng. Thuận tình ly hôn là 02 tháng.

10. Ly hôn mất bao nhiêu tiền?

=> Án phí ly hôn hiện nay là 300.000 đồng nếu không có tranh chấp về tài sản.

11. Ly hôn có phải hòa giải không?

=> Hiện nay luật không yêu cầu ly hôn phải hòa giải tại địa phương. Tuy nhiên sau khi Tòa thụ lý thì hòa giải là thủ tục bắt buộc trừ một số trường hợp không hòa giải được và không tiến hành hòa giải.

12. Không lên Tòa có giải quyết được ly hôn không?

=> Đối với ly hôn đơn phương, nguyên đơn không lên Tòa phải có đơn xin vắng mặt và lý do chính đáng. Trong trường hợp Tòa triệu tập đến lần thứ 2 vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng Tòa có thể đình chỉ giải quyết.

13. Không có giấy đăng ký kết hôn sau ngày 03.01.1987 có ly hôn được không?

=> Không đăng ký kết hôn sẽ không được pháp luật công nhận là vợ chồng. Tùy trường hợp có thể nộp đơn yêu cầu Tòa không công nhận vợ chồng. Tòa không giải quyết yêu cầu ly hôn. Con chung và tài sản chung giải quyết theo quy định.

14. Thuận tình ly hôn là gì?

=> Là thỏa thuận được tất cả với nhau về các vấn đề liên quan như đồng ý li hôn, thỏa thuận được về việc nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản, án phí, lệ phí…

15. Án phí thuận tình ly hôn bao nhiêu?

=> 300 ngàn.

16. Đơn ly hôn có thể viết tay được không hay bắt buộc phải lên Tòa mua?

=> Đơn ly hôn có thể viết tay, đánh máy hoặc điền theo mẫu của Tòa nhưng phải đầy đủ các nội dung theo quy định.

17. Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm những gì?

=> Hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương bao gồm:

– Đơn khởi kiện

– Giấy đăng ký kết hôn

– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và hộ khẩu hoặc sổ tạm trú của người nộp đơn.

– Giấy khai sinh các con (nếu có con)

– Các Giấy chứng nhận về việc sở hữu chung tài sản (nếu có yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung).

18. Khi cha mẹ ly hôn, con dưới 6 tuổi ở với ai?

– Trường hợp 1: con dưới 36 tháng tuổi thì con sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, chỉ khi mẹ không đủ điều kiện thì quyền này mới thuộc về cha. 

– Trường hợp 2: con trên 36 tháng tuổi thì quyền nuôi con của cả cha và mẹ là ngang nhau. Nếu hai bên không thể tự thỏa thuận được thì Tòa án sẽ xem xét và giao con cho bên nào có điều kiện tốt hơn cho sự phát triển của trẻ nuôi. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con trước khi ra quyết định ai có quyền nuôi dưỡng.

19. Trong trường hợp bản chính giấy chứng nhận kết hôn bị rách thì có thể xin cấp lại bản chính giấy chứng nhận kết hôn khác được không?

=> Bạn có thể xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn tại nơi đã đăng ký kết hôn.

20. Án phí khi đơn phương ly hôn là bao nhiêu?

– Nếu không có tranh chấp về tài sản: 300.000 đồng.

– Nếu có tranh chấp về tài sản: Mức án phí tùy thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp. Trong đó:

+ Tài sản từ 06 triệu đồng trở xuống: Án phí là 300.000 đồng;

+ Tài sản trên 06 triệu đồng đến 400 triệu đồng: Án phí là 5% giá trị tài sản;

+ Tài sản trên 800 triệu đến 02 tỷ: Án phí là 36 triệu+3% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu ;

+ Tài sản trên 02 tỷ đến 04 tỷ: Án phí là 72 triệu + 2% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng;

+ Tài sản trên 04 tỷ: Án phí là 112 triệu+0,01% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ.

21. Khi nào thì được đơn phương ly hôn

Ly hôn theo yêu cầu của 1 bên vợ hoặc chồng quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân gia đình.
Có căn cứ về việc có sự bạo hành gia đình trong quan hệ vợ chồng.

Có sự vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

22. Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu?

=> Mức cấp dưỡng theo thuận của các bên. Nếu các bên không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Thông thường thực tế Toà án thường ấn định mức cấp dưỡng dao động 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng. Trường hợp không xác định được mức thu nhập của người cấp dưỡng thì lương tối thiểu vùng hoặc án lệ trước đó sẽ là căn cứ để Tòa án giải quyết vụ việc.

23. Việc cấp dưỡng sau khi ly hôn được thực hiện như thế nào?

Về phương thức cấp dưỡng do các bên thoả thuận định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Toà án quyết định phương thức cấp dưỡng định kỳ hàng tháng.

24. Khi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì sẽ như thế nào?

=> Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện bằng tiền nên chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có tính chất như chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền nên người chậm thực người chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ theo quy định pháp luật. Do đó người có nghĩa vụ phải chịu tiền lãi chậm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015.

25. Trong thời kỳ hôn nhân hai vợ chồng nợ một khoản tiền vậy khi ly hôn khoản nợ đó phải giải quyết như thế nào?

=> Vợ chồng có nghĩa vụ trả nợ như nhau với các khoản nợ chung, vì vậy về trách nhiệm trả nợ khi ly hôn là ngang bằng nhau. Trường hợp việc ly hôn có căn cứ để xác định việc trốn tránh nghĩa vụ dân sự của vợ, chồng thì người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện nghĩa vụ trả nợ chung cho phần nghĩa vụ chưa được thực hiện với bên thứ ba.

26. Thẩm quyền giải quyết ly hôn thuận tình?

=> Khi thuận tình ly hôn, hai người có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục. Và Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp huyện.

27. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam?

=> Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Nếu việc ly hôn diễn ra với công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện.

28. Trong thời kỳ hôn nhân mà ngoại tình thì sẽ bị chế tài gì không?

=> Theo quy định của pháp luật, hiện nay có 2 chế tài chính để xử lý đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng gồm: xử lý phạt hành chính và truy cứu trác nhiệm hình sự.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của LEGAL KEYS LAW FIRM.

Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tại Bình Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ:

– Xin Giấy phép kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Hộ kinh doanh;

– Thay đổi, bổ sung, cập nhật Giấy phép kinh doanh, Giấy phép đầu tư;

– Tạm ngừng hoạt động, Giải thể, Phá sản Doanh nghiệp;

– Soát xét Hợp đồng doanh nghiệp;

– Công chứng Hộ chiếu TQ và nước ngoài;

– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền Sở hữu trí tuệ;

– Xin Công văn sử dụng lao động, Giấy phép lao động, Visa nhập cảnh cho người nước ngoài;

– Xin cấp thẻ Doanh nhân Apec;

– Chuyển đổi GPLX nước ngoài sang Việt Nam cho người nước ngoài;

– Xin cấp GPLX nước ngoài cho người Việt Nam;

– Cung cấp Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, dịch vụ Kế toán, dịch vụ Ngân hàng, cho thuê Văn phòng ảo;

– Đại diện Tố tụng tại Tòa án và Trọng tài thương mại;

– Đăng ký khai sinh; Nhận nuôi con nuôi; Soạn Thảo Di chúc; Khai nhận di sản thừa kế;

HOTLINE (24/7): 07979.68268 (Luật sư Hiền (Mr.))

Email: info@legalkeys.vn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

error: Content is protected !!