Câu hỏi: 2 vợ chồng đã ly hôn có 1 con chung, vợ nuôi con, chồng thì cấp dưỡng, con đến 16 tuổi thì chồng phát hiện không phải con ruột. Trường hợp này chồng kiện đòi vợ tiền cấp dưỡng được không?
Trả lời:
1. Xác định cha, mẹ, con trong thời kỳ hôn nhân
Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nêu rõ:
“1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.
Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.
Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.”
Như vậy, được xem là con chung của vợ chồng khi:
+ Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân.
+ Do vợ mang thai trong thời kỳ hôn nhân.
+ Do vợ mang thai khi đang có quan hệ hôn nhân hợp pháp nhưng được sinh ra trong vòng 300 ngày sau khi chấm dứt quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật.
+ Sinh ra trước khi đăng ký kết hôn, được cha mẹ thừa nhận.
Do đó, dù trên thực tế con có thể không phải là con ruột nhưng nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì vẫn được xác định là con chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
Khi ly hôn, dù thuận tình hay đơn phương thì sẽ có một người giành được quyền nuôi con và người không ở với con sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con theo khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Nếu trong trường hợp xác định con không phải con ruột của mình và không muốn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì theo khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu cha, mẹ không thừa nhận con chung thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.
Và Khoản 4 Điều 16 Thông tư 04/2020/TT-BTP có quy định: trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân, nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung, thì do tòa án xác định theo quy định pháp luật.
Như vậy khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn và không muốn thừa nhận con, bạn cần tuân theo hai điều kiện sau:
– Cung cấp chứng cứ, thường là bản kết quả xét nghiệm ADNtừ một cơ quan y tế có thẩm quyền.
– Gửi đơn yêu cầu đến Toà án về việc không thừa nhận con và sau đó chờ quyết định của Tòa án về việc này.
Kết quả của việc không thừa nhận con là cha hoặc mẹ – người không thừa nhận con sẽ chấm dứt mối quan hệ cha mẹ với đứa con và cũng không còn nghĩa vụ hoặc quyền nào theo quy định tại Điều 69 của Luật Hôn nhân và Gia đình
2. Người chồng có được yêu cầu bồi thường thiệt hại không?
Như phân tích trên nếu xác định không phải con của mình thì người chồng có quyền dừng việc cấp dưỡng và nộp đơn yêu cầu Tòa án không công nhận cha con. Theo đó nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái khi không trực tiếp nuôi dưỡng, do đó khi có căn cứ về việc con không phải con ruột của mình thì có quyền yêu cầu bồi thường về mức cấp dưỡng do không phải cha, mẹ thì không có các quyền và nghĩa vụ theo Điều 69 Luật Hôn nhân Gia đình. Pháp luật không có quy định cụ thể về việc bồi thường thiệt hại trong việc cấp dưỡng tuy nhiên Điều 13 pháp luật Dân sự quy định về bồi thường thiệt hại trong trường hợp : “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.
Do vậy cá nhân có quyền yêu cầu người khác bồi thường khi quyền dân sự của mình bị xâm phạm. Ngoài ra căn cứ theo BLDS 2015 người chồng có thê yêu cầu bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm hại do bị lừa dối và ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của mình thì có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại Theo khoản 2 Điều 592 BLDS 2015.
“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”
Như vậy mức bồi thường tổn thất về tinh thần do các bên tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết và mức tối đa để yêu cầu không quá mười lần mức lương cơ sở.
Khuyến nghị của Legal Keys
– Bài viết được luật sư, chuyên gia của Legal Keys thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
– Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của LEGAL KEYS LAW FIRM.
Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tại Bình Dương, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước và các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ:
– Xin Giấy phép kinh doanh, Giấy phép đầu tư, Hộ kinh doanh;
– Thay đổi, bổ sung, cập nhật Giấy phép kinh doanh, Giấy phép đầu tư;
– Tạm ngừng hoạt động, Giải thể, Phá sản Doanh nghiệp;
– Soát xét Hợp đồng doanh nghiệp;
– Công chứng Hộ chiếu TQ và nước ngoài;
– Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền Sở hữu trí tuệ;
– Xin Công văn sử dụng lao động, Giấy phép lao động, Visa nhập cảnh cho người nước ngoài;
– Xin cấp thẻ Doanh nhân Apec;
– Chuyển đổi GPLX nước ngoài sang Việt Nam cho người nước ngoài;
– Xin cấp GPLX nước ngoài cho người Việt Nam;
– Cung cấp Chữ ký số, Hóa đơn điện tử, dịch vụ Kế toán, dịch vụ Ngân hàng, cho thuê Văn phòng ảo;
– Đại diện Tố tụng tại Tòa án và Trọng tài thương mại;
– Đăng ký khai sinh; Nhận nuôi con nuôi; Soạn Thảo Di chúc; Khai nhận di sản thừa kế;
HOTLINE (24/7): (079) 79 68 268
Email: info@legalkeys.vn