THỪA KẾ THEO DI CHÚC LÀ GÌ?
===========================
Theo quy định pháp luật về thừa kế, việc thừa kế có thể được giải quyết bằng thừa kế theo pháp luật hoặc thừa kế theo di chúc. Trong đó, thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế mà việc phân chia tài sản thừa kế được thực hiện theo quyết định của người chết được thể hiện trong di chúc.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.
Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về tính hợp pháp của di chúc bởi điều này có liên quan đến việc định đoạt khối tài sản thừa kế cũng như ảnh hưởng đến quyền lợi của người thừa kế. Theo đó, Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định di chúc được xem là hợp pháp nếu đủ các điều kiện sau:
– Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
– Người lập di chúc không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
– Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
– Hình thức di chúc không trái quy định của luật.
Sau khi người để lại di chúc chết, di chúc sẽ phát sinh hiệu lực, những người hưởng di sản thừa kế theo di chúc có thể tiến hành “thủ tục khai” nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, có những trường hợp người không có tên trong di chúc vẫn được nhận di sản khi họ thuộc các đối tượng hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc quy định tại Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, là những người vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Theo quy định tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền quyết định việc phân chia tài sản của mình sau khi chết, bao gồm các quyền sau:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế, tức thời điểm người có tài sản chết. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 thì di chúc sẽ không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Ngoài ra, di chúc cũng sẽ không có hiệu lực nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế. Trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Với nhiều năm kinh nghiệm, Dịch vụ soạn thảo di chúc của Luật Sư Legal Keys là điểm đến uy tín đáng tin cậy của khách hàng khi cần xác lập thừa kế, phân chia di sản thông qua hình thức lập di chúc.
Để sử dụng dịch vị pháp lý của chúng tôi mời quý khách hàng liên hệ đến Hotline Luật sư Legal Keys để được tư vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả nhất.
Hãy tìm đến 𝐋𝐞𝐠𝐚𝐥 𝐊𝐞𝐲𝐬 để mang lại những điều tốt đẹp nhất cho bạn.
𝐋𝐞𝐠𝐚𝐥 𝐊𝐞𝐲𝐬 𝐜𝐚𝐦 𝐤𝐞̂́𝐭: 𝐂𝐡𝐚̂́𝐭 𝐋𝐮̛𝐨̛̣𝐧𝐠 – 𝐔𝐲 𝐓𝐢́𝐧 – 𝐁𝐚̉𝐨 𝐌𝐚̣̂𝐭
𝐇𝐨𝐭𝐥𝐢𝐧𝐞: 𝟎𝟕𝟗𝟕𝟗.𝟔𝟖𝟐𝟔𝟖